1. Yakumi – 100% thành phần thảo dược tự nhiên:
- Phục linh
- Cam thảo
- Bạch thược
- Curcumin
- Chè dây
- Lá khôi tía
- Bạch thuật
2. Sau đây là 5 biểu hiện điển hình của bệnh nhân bị đau dạ dày:
- Đau thượng vị
Đây là dấu hiệu thường có ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Người bị bệnh tá tràng cũng có biểu hiện này. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu.
Các cơn đau bụng dữ dội không xuất hiện khi bị đau thượng vị. Vị trí đau dạ dày có thể từ bụng lên ngực hoặc lan ra cả sau lưng; thường xuất hiện trong khoảng từ một đến hai tuần khi trong giai đoạn đầu của bệnh và tái đi tái lại. Khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa, cơn đau sẽ lại xuất hiện. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ bị đau triền miên.
+ Đối với người bị đau dạ dày tá tràng, cơn đau thượng vị thường có liên quan đến bữa ăn và có tính chu kỳ.
+ Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, cơn đau thượng vị thường có tính chu kỳ.
+ Đối với những người bị ung thư dạ dày, các cơn đau bụng không có tính chu kỳ mà kéo dài liên miên.
+ Đối với bệnh nhân bị loét tá tràng, khi đói cơn đau sẽ xuất hiện.
+ Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, khi ăn thức ăn vào sẽ cảm giác đau vùng thượng vị, nhưng khi đói lại không có cảm giác đau.
- Ăn uống kém hơn
Bệnh nhân bị đau dạ dày thường có dấu hiệu kém ăn thể hiện bởi lượng thức ăn bị giảm đi hoặc ăn kém ngon.
Nguyên nhân là bởi thức ăn được tiêu hóa chậm, sau khi ăn, người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy bụng, cảm giác nặng nề, ấm ách.
Sau khi ăn, người bệnh cảm giác đau thượng vị, bỏng rát vùng thượng vị sau đó lan lên xương ức và gây cảm giác buồn nôn.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Đây là triệu chứng rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Ợ chua, ợ hơi gây nên sự khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do dạ dày hoạt động bị rối loạn nên thức ăn khó được tiêu hóa dẫn đến tình trạng bị lên men. Bệnh nhân đau dạ dày bị ợ hơi, ợ chua và kèm theo các dấu hiệu đau thượng vị. Người bệnh sẽ cảm thấy vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên nửa chừng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức.
- Cảm giác buồn nôn, nôn
Đây là biểu hiện của bệnh lý như viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay có thể là ung thư dạ dày. Khi người bệnh nôn nhiều sẽ kéo theo các hệ lụy như rách niêm mạc thực quản tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó nôn nhiều khiến cho tình trạng mất nước và điện giải trong dịch dạ dày xảy ra. Nặng hơn có thể là tình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch. Người bệnh bị sút cân nhanh dẫn đến thiếu máu, phù nề…
- Bị chảy máu tiêu hóa
Máu chảy ra khỏi thành mạch máu đi vào lòng ống tiêu hóa thì được gọi là chảy máu tiêu hóa. Dấu hiệu này rất nghiêm trọng, nó có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh trong thời gian rất ngắn. Vì vậy khi thấy dấu hiệu này cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Khi bị chảy máu tiêu hóa, sẽ có những biểu hiện sau: nôn ra máu tươi hoặc máu đen, máu có trong phân có màu đỏ tươi hoặc màu đen. Người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp khi trong tình trạng mất máu cấp.
Khi xuất hiện dấu hiệu chảy máu tiêu hóa, rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: viêm dạ dày cấp do dùng thuốc, dạ dày tá tràng bị loét, tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan…. nghiêm trọng hơn là bị ung thư dạ dày.
Chảy máu tiêu hóa rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Chảy máu tiêu hóa rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng
Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
3. Các nguyên nhân chính gây đau dạ dày
- Nhiễm vi khuẩn gây đau dạ dày
Thường gặp nhất chính là vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Loại vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong dạ dày chủ yếu thông qua đường ăn uống. Khi chúng phát triển mạnh sẽ khiến cho dạ dày gặp tổn thương và bị suy giảm chức năng.
Vi khuẩn Hp phát triển quá mức sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị kích thích. Lâu dần phát sinh tình trạng viêm nhiễm, đồng thời khởi phát những cơn đau. Trong nhiều trường hợp còn làm cho dạ dày bị xuất huyết.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống được cho là vấn đề có sự liên quan mật thiết đến sức khỏe cũng như hoạt động tiêu hóa. Các chuyên gia tiêu hóa nhận định, việc duy trì thói quen ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày.
- Dưới đây là thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải:
+ Nhai nuốt vội vàng khiến cho hoạt động co bóp của dạ dày phải kích hoạt ở tần suất cao.
+ Ăn quá khuya, ăn xong đi ngủ ngay.
+ Hay ăn vặt, ăn không đúng bữa, ăn quá nhiều trong một bữa.
+ Nhịn ăn sáng hay bữa sáng không đảm bảo dinh dưỡng.
+ Ăn mặn, thường xuyên ăn các loại thực phẩm chua cay, đồ ăn sẵn…
+ Thường xuyên ăn đồ cay cũng dễ khiến dạ dày bị tổn thương và kích hoạt những cơn đau đột ngột
- Tác dụng phụ của thuốc
Trong tất cả các loại thuốc thì nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid là dễ gây ra các tác dụng phụ với đường tiêu hóa nhất. Nhóm thuốc này khi sử dụng kéo dài sẽ gây kích ứng và làm hỏng lớp niêm mạc lót trong dạ dày.
Đặc biệt, thuốc sẽ có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ cao hơn khi bạn uống trong lúc bụng đói. Chính điều này sẽ làm viêm loét niêm mạc và kích hoạt những cơn đau diễn ra thường xuyên.
- Đau dạ dày do các bệnh đường tiêu hóa
Số liệu thống kê ghi nhận, nhiều trường hợp đau dạ dày là do một số bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra. Phải kể đến các bệnh sau:
+ Viêm loét dạ dày – tá tràng: Bệnh lý này xuất hiện khi lớp niêm mạc ở dạ dày và phần đầu của ruột non bị tổn thương và viêm loét. Tình trạng này thường làm bùng phát những cơn đau dạ dày sau khi ăn.
+ Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng sức khỏe mãn tính, thường có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Triệu chứng của bệnh thường bùng phát khi ăn no hay trong khi ngủ. Bạn sẽ thường bị đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng hay buồn nôn.
+ Bệnh Crohn: Là một bệnh viêm ruột đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm lan sâu vào các lớp mô ruột. Người bệnh có thể bị đau ở vị trí dạ dày, kèm theo đó là tiêu chảy, có xuất hiện máu trong phân, cơ thể suy nhược…
+ Ung thư dạ dày: Đây là loại ung thư phổ biến nhất ngay tại cơ quan ác tính. Khối u ác tính xuất hiện ở dạ dày có thể làm bùng phát những cơn đau ở bất cứ thời điểm nào. ở giai đoạn muộn, người bệnh còn bị đau dạ dày dữ dội kèm theo chán ăn, mệt mỏi, sút cân bất thường…
Đặt hàng ngay hôm nay
Xem thêm Cửa hàng của chúng tôi