CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ EM

Premom (VN) – An thai và giải nhiệt cho Mẹ bầu

8.62$

Mẹ bầu lo nghĩ gì khi mang thai?

  • Từ đây, cùng với niềm vui vô bờ là những lo toan. Mình cần phải mua sắm những gì? Thăm khám ở đâu? Chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng như nào để mẹ đỡ ốm nghén và em bé phát triển thông minh, khỏe mạnh?
  • Một trong những mối quan tâm lớn nhất của các Mẹ bầu là sử dụng loại vitamin tổng hợp nào.
  • Vậy hiện nay, sản phẩm nào trên thị trường vừa đầy đủ dinh dưỡng nhất, vừa đảm bảo nguồn gốc xuất xứ từ nguyên liệu đến sản xuất? sản phẩm nào có giá hợp lý và được tư vấn đầy đủ nhiệt tình khi mua hàng cũng như trong quá trình sử dụng?

Giá bán: 200.000 VND

1. Premom – Sự kết hợp giữa hiện đại và cổ truyền

  • 22 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho Mẹ bầu: Sắt, Canxi, DHA, Folic Acid, D3, Kẽm, Vitamin A, … Toàn bộ được nhập khẩu từ các đối tác Mỹ và EU. Hàm lượng được nghiên cứu theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và phù hợp với đặc điểm sinh lý của phụ nữ Việt Nam.
  • Đặc biệt, sản phẩm còn được bổ sung Choline, khoáng chất tối quan trọng giúp phát triển não bộ. Theo Tổ chức y tế Thế giới, DHA và Choline là hai chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ. Nếu không có đủ một trong hai dưỡng chất này có thể gây ra những tác động có hại suốt đời đối với sự phát triển não và mắt của trẻ. Tuy nhiên, rất ít sản phẩm vitamin tổng hợp cho mẹ bầu hiện nay bổ sung dưỡng chất này.
  • Cao ban long: giúp bổ máu, mẹ bầu ăn ngon miệng, giấc ngủ sâu, đảm bảo sức khỏe nuôi dưỡng và chăm sóc thai nhi.
  • Cao lá gai có tác dụng an thai hiệu quả, giúp giải nhiệt, giải độc và cầm máu, giúp cân bằng nội tiết, làm giảm triệu chứng ốm nghén cho bà bầu.
  • Chính vì nhứng lý do trên mà Premom là vitamin tổng hợp bà bầu duy nhất được lựa chọn vào Đề án về KHHGĐ/sức khỏe sinh sản (Đề án 818) của Bộ Y tế.
  • Chính hãng: Sản phẩm sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP, có đầy đủ hóa đơn và giấy phép của Bộ Y tế.
  • Vận chuyển: Chúng tôi chọn đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp nhất hiện nay để đảm bảo sản phẩm đến tay bạn một cách nhanh và thân thiện nhất.
  • Đổi trả miễn phí lâu nhất: Đổi trả miễn phí và nhiệt tình trong 10 ngày.
  • Dễ sử dụng và bảo quản: Premom có dạng viên nang, 1 hộp gồm 3 vỉ 10 viên. Mẹ bầu có thể mang cả vỉ hoặc bẻ nhỏ mang theo người để sử dụng khi đi làm hay đi công việc.
  • Tư vấn tận tâm: Đội ngũ dược sỹ yêu người yêu nghề luôn tận tâm tư vấn miễn phí.

2. Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

  • Không sơn móng tay
    Mùi sơn móng tay khá nồng thường khiến mẹ bị nghén nhiều hơn, hóa chất phthalates cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
  • Không tẩy trắng răng
    Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu không nên tẩy trắng răng để tránh ảnh hưởng đến thai.
  • Không giơ 2 tay lên cao, không leo lên cao
    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn mẹ dễ bị động thai, dọa sẩy thai.
    Đặc biệt là độ bám của em bé vào tử cung của mẹ còn yếu.
    Vậy nên mẹ bầu tuyệt đối không được với 2 tay lên cao để phơi quần áo hay lấy bất kỳ vật dụng nào trên cao.
    Hãy nhờ chồng và người thân lấy giúp.
    Việc leo trèo rất nguy hiểm cho thai nhi, do đó mẹ bầu không được leo lên cao lấy vật dụng bằng cách dựng cầu thang để lên trên.
  • Chú ý đến thực phẩm hàng ngày
    3 tháng đầu này thai phụ khá nhạy cảm, vì thế hãy lưu ý hơn trong chọn thực phẩm. Cần hạn chế những thực phẩm không tốt như:
    + Đồ tái sống: thịt, cá, trứng, sữa chưa tiệt trùng,…
    + Thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao: các loại cá biển như cá thu, cá kiếm, cá mập,…
    + Thực phẩm gây co thắt tử cung: rau ngót, dứa, rau răm,…
    + Đồ uống có cồn, caffein ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
  • Không tự ý dùng thuốc điều trị
    Thuốc điều trị dùng trong thai kỳ cần rất cẩn trọng, tránh thành phần gây ảnh hưởng đến thai nhi. Kể cả với thuốc bổ, mẹ bầu cũng nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để được tư vấn.
  • Kiêng quan hệ tình dục
    Trong 3 tháng đầu tiên thai nhi chưa ổn định. Mẹ bầu không nên quan hệ bởi có thể gây động thai, sảy thai.
  • Không hoạt động mạnh
    Do hoạt động tuần hoàn máu trong những tháng đầu này chưa ổn định nên mẹ bầu cần lưu ý không nên làm việc gắng sức, đi giày cao gót, mang vác, leo trèo,…
  • Không hút thuốc lá, không dùng đồ uống có cồn
    Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Ngoài ra mẹ bầu nên tránh xa đồ uống có cồn như bia rượu, đồ uống có ga như các loại nước ngọt đóng chai.
  • Tránh căng thẳng, làm việc quá sức
    Ổn định tinh thần, ngủ sớm, ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng với thai phụ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất. Đặc biệt 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu không nên cố quá sức để làm việc hay tham công tiếc việc. Dẫn tới cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược.
  • Cẩn thận khi xông hơi, tắm bồn hay massage
    Nên cẩn thận với các hoạt động khiến nhiệt độ cơ thể mẹ thay đổi đột ngột trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên.
  • Không nên tiếp xúc với chó, mèo
    Tiếp xúc với mèo hay phân mèo có thể khiến mẹ bầu lây khuẩn toxoplasmosis, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Hạn chế đến nơi đông người
    Đến nơi đông người làm tăng nguy cơ mẹ bầu nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus và biến chứng vì thời kỳ này, hệ miễn dịch cơ thể mẹ còn khá yếu.
  • Tránh các bài tập thể dục gây mất sức
    Mẹ chỉ nên duy trì các bài tập nhẹ nhàng, điều hòa hơi thở như yoga, thiền,…
  • Không tham gia các trò chơi cảm giác mạnh
    Tránh trò chơi khiến mẹ bầu xúc động mạnh, chóng mặt, buồn nôn.
  • Cẩn thận với môi trường xung quanh
    Hạn chế tiếp xúc với chất độc hại như chì, thuốc sâu, hóa chất, tia X-quang,… ảnh hưởng đến thai.
  • Thắt dây an toàn
    Hãy đảm bảo giữ an toàn cho bản thân và thai nhi bằng cách thắt dây an toàn khi đi xe ô tô, tuân thủ giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
  • Dấu hiệu nên đi khám ngay khi mang thai 3 tháng đầu
    + Mất triệu chứng mang thai.
    + Chảy máu âm đạo bất thường.
    + Đau bụng dưới, đau lưng.
    + Tăng áp lực vùng chậu.
    + Chuột rút kèm theo chảy máu âm đạo.
    + Thử thai âm tính.
    + Tăng tiết dịch nhờn âm đạo.
  • Phòng tránh sảy thai 3 tháng đầu
    + Vợ chồng chuẩn bị mang thai nên đi khám sức khỏe để bác sĩ xác định những nguyên nhân, yếu tố nguy cơ với thai nhi. Từ đó có khuyến cáo giúp đảm bảo sức khỏe thai nhi.
    + Hạn chế lao động nặng khi đã mang thai.
    + Tránh khói bụi thuốc lá, thức ăn cay nóng, chất kích thích khi mang thai.
    + Đi khám khi có dấu hiệu chậm kinh để kiểm tra thai đã vào tử cung chưa.
    + Xét nghiệm sàng lọc thai theo chỉ định.
    + Kiêng quan hệ tình dục và nghỉ ngơi nếu có dấu hiệu dọa sảy thai.
    + Hạn chế đến nơi có dịch bệnh, ăn uống đủ chất tăng cường sức khỏe và chăm sóc thai.

Đặt hàng ngay hôm nay

Xem thêm Cửa hàng của chúng tôi

Translate »